Quản lý tài chính và những thông tin bạn nên biết

Một quyết định tài chính không được cân nhắc hay một hoạch định kỹ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Thế nên, việc quản lý tài chính hiệu quả là điều vô cùng cần thiết trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Vậy quản lý tài chính là gì? Bạn cần lưu ý những thông tin nào? Hãy cùng Minh Dũng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây!

Quản lý tài chính là gì?

Quản lý tài chính (Financial Management) là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và giám sát các hoạt động tài chính (mua sắm, sử dụng ngân quỹ,…) nhằm đạt được các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Quản lý tài chính cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung đối với các nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp. Đây là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của người lãnh đạo, bởi nếu quản lý hiệu quả sẽ vừa giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận vừa hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn.

quản lý tài chính

Quản lý tài chính hiệu quả giúp giảm thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp

Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp

Kiểm soát tài chính mọi hoạt động của doanh nghiệp

Thực hiện việc kiểm tra tình hình tài chính thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Điều này giúp nắm bắt được chính xác dòng tiền thu – chi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể hoạch định các kế hoạch tài chính phù hợp cho doanh nghiệp.

Đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh

Việc phân phối tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật sẽ là đòn bẩy giúp cho kinh tế doanh nghiệp ngày càng phát triển, nâng cao lợi nhuận so với vốn đầu tư.

quản lý tài chính

Kiểm soát tài chính quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường và khả năng phát triển dài hạn trong tương lai

Quyết định các khoản đầu tư và chi tiêu

Không chỉ hoạch định ra kế hoạch, các nhà quản lý tài chính phải quyết định các phương pháp thực hiện hiệu quả. Đồng thời xác định các khoản đầu tư và chi tiêu cho hoạt động như thế nào cho hợp lý, từ đó lợi nhuận thu được chắc chắn sẽ hơn so với mức đầu tư tài sản cố định.

Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thông qua các báo cáo thu chi hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính. Lãnh đạo doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc trong kinh doanh. Từ đó đưa ra các quyết định để điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với thực tế.

Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả 

Quản lý có hệ thống

Việc quản lý có hệ thống sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi cũng như kiểm soát được nguồn tiền thu – chi. Sử dụng một phần mềm quản lý tài chính là điều cần thiết cho các doanh nghiệp lớn hoặc muốn quản lý tài chính một cách rõ ràng, chi tiết.

Thu – chi rõ ràng

Một nguyên tắc mà các bạn cần lưu ý là “không nên chi tiêu nhiều hơn số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được”, bởi đây là cách giúp hạn chế các khoản nợ không đáng có ngay từ lúc đầu.  Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải tổng hợp lại đầy đủ, cẩn thận các khoản thu – chi để có thể kiểm soát tốt tình hình tài chính của mình, hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách.

Đầu tư sinh lời 

Giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ thay đổi theo thời gian, bạn nên sử dụng khoản tiền dư của doanh nghiệp để đầu tư vào các dự án sinh lời tạo ra thêm nhiều lợi nhuận hơn nữa. Với các khoản đầu tư hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận cao chắc chắn dòng tiền thu về sẽ rất lớn, có thể củng cố thêm cho tài chính của doanh nghiệp.

đầu tư sinh lời

Áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp để hoạch định ra các kế hoạch tài chính phù hợp

Cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất lợi nhuận

“High risk, high return” – rủi ro của dự án đầu tư tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận, tức là rủi ro của dự án đầu tư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận sinh ra cũng sẽ cao. Thế nên, việc  việc cân bằng rủi ro và lợi nhuận là điều vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý.

Để hạn chế rủi ro, bạn có thể áp dụng phương pháp đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư hoặc danh mục sản phẩm đầu tư. Khi các khoản đầu tư được đa dạng hóa, bạn sẽ hạn chế rủi ro về tài chính bởi một dự án hay một sản phẩm thất bại cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến danh mục đầu tư tổng thể.

Lưu ý thuế

Các doanh nghiệp cần phải xem xét tác động của các loại thuế liên quan đến mỗi khoản đầu tư vì bất kỳ khoản lợi nhuận nào cũng sẽ bị đánh thuế. Việc xem xét và tính toán kỹ các khoản đầu tư chịu ảnh hưởng của thuế ngay từ đầu là điều vô cùng cần thiết, đôi khi thuế là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn và cũng có thể tác động theo chiều hướng ngược lại.

Luôn có kế hoạch dự phòng 

Rủi ro là trường hợp mà không doanh nghiệp nào mong muốn, tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra bất ngờ, không lường trước được. Thế nên, doanh nghiệp phải luôn duy trì các quỹ tiết kiệm dự phòng, dự trữ và sử dụng thêm các dịch vụ bảo hiểm để có thể vượt qua các khủng hoảng không mong muốn xảy đến.

Việc có phương án B, C hoặc D là điều mà các nhà quản lý tài chính phải thực hiện. Hãy đảm bảo rằng những rủi ro tài chính bất ngờ sẽ không làm sai lệch mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

Sử dụng phần mềm quản lý tài chính

Việc sử dụng thêm phần mềm quản lý tài chính là điều vô cùng cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Dự báo dòng tiền, dễ dàng quản lý nguồn vốn và cơ cấu vốn
  • Quản lý thu – chi hiệu quả.
  • Lập và phê duyệt kế hoạch ngân sách giúp dễ dàng thanh toán.
  • Phân bổ nguồn lực hợp lý cho các hoạt động của doanh nghiệp.
  • Xác lập báo cáo, KPI hỗ trợ việc kiểm soát chi tiết các hạng mục, tránh trường hợp chi tiêu quá mức.
  • Nhập liệu dễ dàng nhanh chóng, hệ thống bảo mật cao, tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.

phần mềm quản lý tài chính

Phần mềm quản lý tài chính

Kết luận 

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến quản lý tài chính và các nguyên tắc quan trọng cần lưu ý trong quản lý tài chính. Công ty TNHH Kỹ Thuật – Dịch vụ – Quản lý Minh Dũng hy vọng qua bài viết, đây sẽ là những kiến thức bổ ích mọi người có thể áp dụng vào quá trình quản lý vận hành tòa nhà. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm các dịch vụ của Minh Dũng, hãy liên hệ ngay thông tin phía dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ!

Thông tin liên hệ