Thiết kế cảnh quan cây xanh là một công việc quan trọng, đòi hỏi không ít sự sáng tạo của người thiết kế. Để làm được điều này cần nắm chắc các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế cảnh quan. Hãy cùng tham khảo 9 nguyên tắc cơ bản qua bài viết sau!
9 Nguyên tắc cơ bản cần nắm khi thiết kế cảnh quan cây xanh
Vai trò của thiết kế cảnh quan cây xanh là gì?
Cảnh quan được tạo ra bởi 3 yếu tố đó là cây xanh, vật liệu kiến tạo và nước. Cả 3 yếu tố này hòa hợp để tạo ra một thể sống, mang đến sinh khí, thẩm mỹ và sự trong lành cho cảnh quan. Thiết kế cảnh quan cây xanh đóng vai trò hết sức quan trọng, cụ thể:
- Tạo ra môi trường trong lành: giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm nhiệt độ và tiếng ồn rất nhiều cho cư dân sống tại tòa nhà.
- Tăng chất lượng cuộc sống: không phải chịu tác động của ô nhiễm tiếng ồn và không khí, chắc chắn chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao.
- Tạo cảnh quan đẹp mắt: cảnh quan cây xanh còn góp phần không nhỏ vào việc tạo thẩm mỹ cho tổng thể công trình
- Giá trị bất động sản tăng trưởng: Sự tồn tại của cảnh quan cây xanh trong một khu vực có thể tăng giá trị bất động sản tại đó.
9 Nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan cây xanh
Nguyên tắc 1: Tính thống nhất
Trong thiết kế cảnh quan cây xanh, nguyên tắc đầu tiên cần lưu ý đó là tính nhất quán, thống nhất một cách có trật tự các hạng mục trong thiết kế như: kích thước, vật liệu, kết cấu tổng thể, chiều cao, màu sắc của cây xanh, nhóm thực vật và các vật liệu được sử dụng.
Sự thống nhất các yếu tố kể trên trong thiết kế cảnh quan cây xanh có liên kết chặt chẽ đến phong cách cảnh quan. Ví dụ chủ đề, phong cách rừng mưa nhiệt đới sẽ khác với cảnh quan miền quê, cũng không giống với chủ đề ốc đảo… Nếu áp dụng, tuân thủ nguyên tắc về sự nhất quán trong thiết kế cảnh quan, chắc chắn cảnh quan tạo ra sẽ đẹp và mang những nét độc đáo riêng biệt.
Tính thống nhất là nguyên tắc đầu tiên
Nguyên tắc 2: Sự đơn giản
Nhiều người nghĩ rằng cảnh quan càng cầu kỳ, càng nhiều chi tiết sẽ càng đẹp, ấn tượng. Tuy nhiên, điều này lại không đúng trong thiết kế cảnh quan cây xanh. Nếu quá nhiều chi tiết, cầu kỳ có thể khiến cảnh quan bị rườm rà, khó hòa trộn được với bức tranh tổng thể.
Vẻ đẹp cảnh quan được đánh giá là đẹp, thanh thoát và thoáng khi được thiết kế tuân theo nguyên tắc của sự đơn giản. Đây cũng là một nguyên tắc phù hợp với số đông khách hàng và dân cư tại tòa nhà.
Ngoài ra, trong quá trình thiết kế tổng thể công trình, sự đơn giản hóa trong công trình sẽ tạo ra điểm nhấn rất tốt để làm bật lên công trình chính.
Đôi khi vẻ đẹp lại hiện hữu và đến từ sự đơn giản
Nguyên tắc 3: Tính cân bằng
Nguyên tắc cơ bản tiếp theo cần chú ý khi thiết kế cảnh quan cây xanh đó chính là tuân thủ tính cân bằng. Cân bằng ở đây có thể là sự cân bằng tuyệt đối (mọi mặt) hoặc cân bằng ở một khía cạnh nào đó.
Chẳng hạn việc bố trí cây xanh, không nên bố trí các cây có kích thước cao tại một vị trí, các cây thấp, cây hoa tại một vị trí, mà cần bố trí xen kẽ hoặc thành từng cụm kết hợp để tạo ra sự cân bằng.
Nguyên tắc 4: Chuyển tiếp tự nhiên
Chuyển tiếp tự nhiên là một nguyên tắc không quá khó để áp dụng trong thiết kế cảnh quan cây xanh. Nó có tác dụng hạn chế sự thay đổi đột ngột tại các khu vực trong cảnh quan cây xanh. Áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ giúp cho cảnh quan đẹp, hòa hợp một cách tự nhiên nhất.
Cách đơn giản để áp dụng nguyên tắc này là phối hợp tốt màu sắc, chiều cao của cây. “Bước chuyển hiệu ứng – Step effect” là một trong những cách đó, nghĩa là xếp cây theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần hoặc có thể bố trí xen kẽ đối xứng với nhau. Ngoài ra, có thể bố trí chuyển tiếp tự nhiên theo tông màu từ màu ấm sang màu lạnh để cho khu vực cảnh quan thực tế hơn.
Nguyên tắc 5: Màu sắc
Dưới đây là các nhóm màu sử dụng trong thiết kế cảnh quan cây xanh:
- Màu ấm (Warm colors): Bao gồm các màu tươi sáng như đỏ, cam vàng…. Những sắc màu này tạo ra vẻ đẹp gần gũi trong thiên nhiên. Biết cách phối các màu ấm với các gam màu lạnh, trang nhã của công trình bạn có thể bắt chước thiên nhiên một cách tự nhiên nhất.
- Màu lạnh (Cool colors): Đây là nhóm màu được sử dụng nhiều trong thiết kế cảnh quan cây xanh, bao gồm xanh lá, xanh phấn, xanh dương. Những màu này sẽ giúp cho đối tượng xa hơn, tạo nên sự thoáng đãng cho cảnh quan công trình.
- Màu trung tính (Neutral colors): bao gồm đen, trắng, xám. Bạn nên sử dụng các màu này để làm màu nền, đặt phía sau để làm nền cho khu vực cảnh quan phía trước. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên hạn chế sử dụng những gam màu này.
- Các màu khác (Other Uses Of Color): Những nhóm màu này có thể áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp miễn là mang đến sự thu hút về thị giác. Điểm thú vị nhất trong nguyên tắc về màu sắc đó chính là sự tự do lựa chọn bảng màu yêu thích với bản thân.
Nguyên tắc 6: Tính cân bằng đối xứng
Các thành phần trong thiết kế đều có những phiên bản đối xứng, giống nhau hoàn toàn về các yếu tố kích thước, chiều cao, hình hàng và màu sắc. Đây cũng là nguyên tắc được áp dụng và sử dụng rất nhiều trong thiết kế cảnh quan cây xanh.
Dù nguyên tắc này mang lại sự đẹp mắt, cân đối cho cảnh quan nhưng cũng có một nhược điểm là duy trì tính cân bằng trong tương lai. Lý do sự sinh trưởng của cây xanh là không giống nhau. Nên cần đầu tư không ít cho nhân viên bảo dưỡng và cắt tỉa để tính cân bằng đối xứng luôn được đảm bảo.
Cảnh quan cây xanh cân bằng đối xứng
Nguyên tắc 7: Tính cân bằng không đối xứng
Cân bằng không đối xứng cũng là một nguyên tắc được sử dụng trong thiết kế cảnh quan cây xanh. Có thể hiểu nó là 1 dạng không cân bằng, tự do nhưng vẫn tạo ra những thể thống nhất cho cảnh quan.
Ưu điểm của nguyên tắc này là nó không bị phụ thuộc vào hình dạng của cảnh quan, người thiết kế có thể tự do sáng tạo cảnh quan cây xanh. Những yếu tố ngẫu nhiên trong nguyên tắc còn giúp cho cảnh quan có được sự tự nhiên nhất định.
Tính cân bằng không đối xứng
Nguyên tắc 8: Tính cân đối
Sự cân đối trong thiết kế cảnh quan được thể hiện ở chính tỉ lệ giữa các yếu tố trong quá trình thiết kế. Nếu sân vườn quá nhỏ nhưng lại chọn cách đặt những phiến đá, bức tượng quá to thì không phù hợp với tổng thể. Mặt khác, cảnh quan rất to, rộng rãi nhưng lại chọn làm đài phun nước quá bé. Chú ý đến nguyên tắc về tính cân đối, chắc chắn công trình sẽ tránh được những sai lầm không đáng có này.
Nguyên tắc 9: Tính lặp lại
Đây là một nguyên tắc cơ bản nhưng khá quan trọng trong thiết kế cảnh quan. Tính lặp lại phải đi kèm với sự thống nhất nhằm cho ra một hình thức cảnh quan khoa học, đẹp mắt nhất. Theo kinh nghiệm của những chuyên gia thiết kế, không nên sử dụng quá nhiều yếu tố lặp lại có thể gây lộn xộn, thiếu đi tính nhất quán.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ thiết kế cảnh quan cây xanh tại Minh Dũng
Dưới đây là những lý do mà nhiều người lựa chọn Công ty TNHH Minh Dũng, cụ thể
- Kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường: công ty đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong thiết kế cảnh quan cây xanh. Công ty luôn nâng cao chuyên môn, lắng nghe ý kiến khách hàng để mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất!
- Công ty đã thực hiện nhiều dự án với phân khúc khác nhau: Một công ty có bề dày lịch sử hoạt động, có tập khách hàng lớn đồng nghĩa đây phải là một công ty uy tín chất lượng.
- Tối ưu chi phí: Các hạng mục được Minh Dũng thực hiện trên quy trình tối ưu nên giúp tiết kiệm không ít chi phí cho chủ đầu tư tòa nhà.
- Trách nhiệm với cộng đồng: dịch vụ thiết kế cảnh quan cây xanh được gắn liền với trách nhiệm cộng đồng, không làm ảnh hưởng đến khí hậu, môi trường sống.
- Hỗ trợ 24/7: đội ngũ nhân viên hỗ trợ 24/7 để giải quyết tất cả những vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành cảnh quan cây xanh tòa nhà.
Trên đây là 9 nguyên tắc cơ bản thiết kế cảnh quan cây xanh cần nắm được. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ bạn liên hệ:
- Số điện thoại: 0906.668.328
- Email: info@qltnminhdung.com
- Web: qltnminhdung.com
- Địa chỉ: 25/9, Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh